Ngành dịch thuật Việt Nam

11/07/2021, 11:52

Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng.

Sự phát triển của ngành dịch thuật Việt Nam

Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng nhất là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài.

Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật song ngữ. Ngược lại, các sự kiện, hội chợ, hội thảo ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu phiên dịch song ngữ tăng theo. Cùng với đó là các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế,… cũng tăng mạnh.

Để có thể chuyển ngữ thành công, biên/phiên dịch cần phải có một khổi lượng kiến thức chuyên môn, rồi vốn từ vựng phong phú, cách diễn đạt trôi chảy nhưng không làm mất đi ý nghĩa của bản gốc.

Cách nhìn nhận về nghề phiên dịch

Đối với phiên dịch viên nói riêng, còn cần kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống cùng tác phong làm việc chuyên nghiệp mới có thể hoàn thành tốt vai trò của mình trong các sự kiện phiên dịch.

Tuy nhiên, hiện nay để có thể tìm được những người phiên dịch hội tụ đủ những yếu tố trên là cả một thách thức khi mà: những dịch giả có chuyên môn giỏi thì khả năng ngôn ngữ lại hạn chế còn những người giỏi ngoại ngữ thì kiến thức chuyên môn lại không đủ.

Ngoài ra, các kỹ năng về khả năng xử lý thông tin, thuyết trình trước mặt công chúng cũng rất quan trọng. Đa số mọi người tới lúc này vẫn cứ quan điểm rằng, cứ giỏi ngôn ngữ là có thể làm được biên, phiên dịch. Nhiều vị người đứng trên giảng đường, đi học ở nước ngoài về, ngôn ngữ rất giỏi nhưng khi bắt gặp tình huống dịch thì lại tỏ ra khá lúng túng không biết nên diễn đạt thế nào cho mượt mà mà vẫn sát nghĩa.

Ở Việt Nam, hiện nay chỉ có rất ít nơi đào tạo phiên dịch thực sự chuyên nghiệp. Thiết nghĩ không chỉ ngành dịch thuật, ngành dịch vụ nào cũng vậy, muốn khách hàng tin tưởng hợp tác lâu dài với mình thì phải đem đến những sản phẩm có chất lượng cao. Nghề phiên dịch ở nước ta chưa thể được coi là một ngành nghề chuyên nghiệp, thế nhưng ở nước ngoài nó đã tồn tại từ những năm 60, 70 của những thế kỷ trước và mang tính chất chuyên nghiệp khá cao.

Ngoài những thiếu hụt về kiến thức, nhiều người làm phiên dịch hiện nay còn thiếu kĩ năng. Phiên dịch không hiểu hết những đòi hỏi của công tác phiên dịch nên không chú tâm đào luyện những kĩ năng cần thiết của nghề này, chẳng hạn như kĩ năng ghi nhớ thông tin, tái tạo lại ý tưởng người nói mới truyền đạt, kĩ năng diễn thuyết trước công chúng,… Đây là hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên.

Một điều cần nói nữa là cách nhìn nhận của công chúng nói chung và người sử dụng phiên/biên dịch nói riêng. Có thể nói công việc biên, phiên dịch cơ bản cho đến nay vẫn chưa được coi là một nghề thực sự, một công việc có tính chuyên nghiệp cao. Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên/biên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó.

Đó là một quan niệm sai lầm. Không phải ai biết ngoại ngữ đều có thể làm được phiên/biên dịch. Nhiều giáo viên ngoại ngữ giảng dạy rất có uy tín, có trình độ cao, đã có điều kiện đi học ở nước ngoài về, song khi phải đảm nhận công việc phiên/biên dịch vẫn gặp khó khăn, lúng túng hay nói nôm na là “dịch gẫy”.

Chính vì vậy mà khách hàng lựa chọn phiên dịch phải chọn theo kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan, khả năng ngôn ngữ, hiểu biết xã hội, sự linh hoạt và cả cách ứng xử trong giao tiếp…

Làm thế nào để Quý khách hàng có được những phiên dịch viên chuyên nghiệp đảm nhiệm tốt vai trò trong công việc của bạn? Hãy đến với Người Phiên Dich để có được những thứ bạn đang mong đợi trong cuộc phiên dịch sắp tới nhé.

nganh-dich-viet-namTạn mạn về ngành dịch thuật Việt Nam.

 

Ý kiến bạn đọc