Không riêng gì dịch thuật, dù bạn có đang làm công việc gì, thuộc ngành nghề, lĩnh vực gì đi chăng nữa thì điều tiên quyết cần phải tuân thủ nếu muốn gắn bó lâu dài với công việc đó chính là đạo đức nghề nghiệp.
Đối với ngành dịch thuật nói riêng, các phiên dịch viên luôn phải tuân thủ những quy tắc “ngầm” để đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp và giữ được uy tín cá nhân.
Xét tổng thể, ngành công nghiệp dịch vụ ngôn ngữ làm việc với rất nhiều loại tài liệu có nội dung cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy, gần như là một quy tắc bất thành văn, phiên dịch viên phải có các quy tắc giữ bí mật như các biên dịch viên cũng như những đồng nghiệp khác trong ngành. Từ các cuộc thăm khám y tế tới chỉ định phiên dịch tại tòa án, từ các hội nghị đến các cuộc họp kinh doanh, phiên dịch viên được tin tưởng giao cho những thông tin thường thuộc sự quản lý và bảo vệ của rất nhiều lớp thỏa thuận giữ bí mật. Nói cách khác, đây là trách nhiệm đạo đức của một người phiên dịch chuyên nghiệp. Sẽ ra sao nếu những thông tin đó rơi vào tay đối thủ hay lọt ra ngoài? Trong thời buổi thương trường biến động đầy sóng gió như ngày nay, hậu quả của việc phiên dịch viên vô trách nhiệm, không giữ bí mật công ty là cực kì nghiêm trọng và không lường trước được.
Với các chủ đề nhạy cảm mà các phiên dịch viên hay gặp phải, điều quan trọng nhất là phải giữ được thái độ khách quan. Phiên dịch viên không bao giờ nên đưa ra ý kiến chủ quan của mình khi phiên dịch. Ví dụ, trong một buổi khám bệnh có thảo luận về các lựa chọn điều trị, phiên dịch viên cần phiên dịch nội dung của các lựa chọn này cho bệnh nhân mà không thể hiện sự ưa thích với một lựa chọn cụ thể nào hay tìm cách hướng bệnh nhân vào lựa chọn đó. Các vấn đề trách nhiệm pháp lý sẽ nảy sinh nếu phiên dịch viên được cho là đã gây ảnh hưởng lên các quyết định điều trị của những người hoàn toàn xa lạ với họ!
Nói lời từ chối không phải là một việc xấu. Nếu phiên dịch viên quá bận rộn với các công việc khác, hoặc cảm thấy không hoàn toàn đủ sức cho công việc, nói “không, cảm ơn” là lựa chọn tốt nhất. Không bao giờ được xem nhẹ một nhiệm vụ phiên dịch. Những người tham gia đối thoại ở cả hai đầu chỉ dựa vào một mình phiên dịch viên để giao tiếp với nhau. Nếu phiên dịch viên không đủ khả năng phiên dịch trong lĩnh vực này, hay quá căng thẳng và không thể làm tốt công việc, thì kết quả cuộc đối thoại sẽ đi từ không hiệu quả đến thảm họa.
Phiên dịch là chuyển đổi từ ngữ được nói ra từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Cũng giống như biên dịch, thông điệp không được phép mất đi ý nghĩa trong quá trình chuyển đổi. Đó là lý do tại sao phiên dịch viên được đào tạo để không bỏ qua, thay đổi, thu hẹp hay bổ sung nội dung khi chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Nếu bạn là một phiên dịch viên, hay đang làm một công việc cần sự khách quan, bạn có thường xuyên đánh giá bản thân hay không? Thường thì, cứ vài tháng hoặc hàng năm, tất cả chúng ta đều cần dành thời gian suy nghĩ về cách thực hiện đạo đức nghề nghiệp của mình khi làm việc. Hãy dừng lại một chút và nhớ lại lý do bạn làm những điều bạn đang làm, và suy nghĩ xem có cách nào để cải thiện bản thân và chất lượng công việc hay không.
Quy tắc nghề nghiệp, vẫn luôn là yếu tố cần được tất cả mỗi người tuân theo trong mỗi ngành nghề. Bởi trên cả quy tắc, đó chính là đạo đức công việc, là cái tâm với nghề, với ngôn ngữ. Nếu bạn còn đang băn khoăn nơi nào có những phiên dịch viên tài năng, tâm huyết hết mình hãy đồng hành cùng Người Phiên Dịch ngay nhé!