Trong xu thế hội nhập nền kinh tế – chính trị, việc đàm phán trở thành một trong những bước không thể thiếu đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,…
Chính vì vậy, kỹ thuật phiên dịch đàm phán chuẩn là yếu tố quyết định, vô cùng quan trọng đảm bảo hiệu lực của hợp đồng, và mang lại lợi ích cho khách hàng, góp phần ngăn ngừa các vi phạm hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Người Phiên Dịch sẽ chia sẻ đến các bạn các bước để phiên dịch đàm phán đạt chất lượng nhất!
Khi phiên dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, nhà tuyển dụng sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin về chủ đề được giao. Sau khi nhận được các thông tin chi tiết về chủ đề phiên dịch đàm phán, nhiệm vụ của phiên dịch viên tiếp đó là tìm hiểu chuyên sâu, tìm hiểu cẩn thận về chủ đề dựa trên các câu hỏi gợi ý:
Chủ đề là gì?
Loại hình đàm phán gì?
Đối tượng giao dịch là ai?
Đặc điểm, văn hóa của đối tác như thế nào?
Thời gian và địa điểm giao dịch như thế nào?
Trong một cuộc phiên dịch đàm phán, thông thường sẽ được chia thành 3 dạng:
Đàm phán hợp tác: Là dạng đàm phán nhằm tăng cường khả năng giao lưu và mở rộng các mối quan hệ làm ăn mang tính chất lâu dài hoặc thời vụ. Trong trường hợp này, người phiên dịch cần mềm dẻo, kéo léo, linh hoạt, nắm được cốt lõi của vấn đề, từ đó sẽ nhanh chóng chốt được vấn đề giữa hai bên.
Đàm phán giải quyết xung đột: Là dạng đàm phán nhằm xoa dịu và giải hòa những mâu thuẫn trong quá trình hợp tác giữa hai bên. Trong trường hợp này, người thông dịch cần kéo léo, xử lý tình huống chắc chắn và nhạy bén trong từng câu nói, tránh gây hiểu nhầm giữa các bên.
Đàm phán cạnh tranh: Là dạng đàm phán nhằm phân tích rõ sự cạnh tranh giữa các bên cùng tham gia vào hợp tác với nhau. Trong trường hợp này, thông dịch viên cần có một tư duy logic, ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ.
Tìm hiểu, nắm rõ đối tượng đàm phán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công giao thương. Từ đó trước những hiểu biết về khách hàng bạn có thể đưa ra phương pháp phiên dịch đàm phán thương mại hiệu quả, phù hợp để giao thương. Có thể nói đây là một kỹ năng giao tiếp không thể thiếu đối với phiên dịch đàm phán thương mại.
Một lưu ý cực kì quan trọng đối với những phiên dịch viên nữ đó là phải biết cẩn trọng và bảo vệ mình trước những cuộc gặp gỡ giao thương với khách hàng tránh những vấn đề không may xảy ra.
Khi phiên dịch đàm phán cho một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bạn cần chú ý đến thái độ làm việc của chính mình. Có thể đơn giản là nụ cười mỉm, biểu cảm tươi vui tràn đầy sức sống sẽ giúp quá trình phiên dịch được diễn ra suôn sẻ và thú vị hơn.
Thông thường khi phiên dịch đàm phán thường phiên dịch với các hình thức như dịch đuổi, dịch song song. Khi đó người nhà tuyển dụng sẽ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói, việc của bạn là lắng nghe và phiên dịch một cách chuẩn xác dễ hiểu nhất có thể. Được biết với hình thức phiên dịch này sẽ rất căng thẳng và khó, đòi hỏi phiên dịch viên đàm phán phải có những đức tính tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ mới cho ra hiệu quả phiên dịch hoàn hảo tốt nhất có thể.
Bạn nên nghe ý kiến phản ánh của khách hàng để từ đó cải thiện bản thân và khả năng phiên dịch hơn. Đặc biệt ghi chú những từ ngữ, cụm từ khó dịch để tăng khả năng vốn từ ngữ bản thân.
Ngoài ra để tạo sự uy tín và chuyên nghiệp bạn có thể giữ liên lạc với khách hàng và hỗ trợ bất cứ khi nào họ cần. Từ đó giúp công việc phiên dịch đàm phán của bạn ngày càng phát triển hơn.