Xu thế hội nhập ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng “tiếng nói chung” giữa các quốc gia không ngừng lớn dần. Đây chính là động lực thúc đẩy ngành phiên dịch phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Ngày nay, phiên dịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa…. Thế nhưng, người phiên dịch trong thời kỳ hội nhập phải đối mặt với vô số những tình huống “dở khóc dở cười”. Các bạn hãy cùng Người Phiên Dịch thấu hiểu nghề phiên dịch qua bài viết này nhé!
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều chia thành nhiều vùng miền với nhiều giọng nói đặc trưng theo từng địa phương. Ai cũng lầm tưởng rằng chỉ cần thông thạo ngôn ngữ là có thể dịch một lèo từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nhưng thực tế thì người phiên dịch phải xoay sở rất vất vả với vô số giọng và tiếng địa phương. Các chuyên viên phiên dịch phải tìm hiểu và rèn luyện rất nhiều mới có thể chuyển ngữ một cách tự nhiên mà không làm mất đi ý nghĩa thực sự của lời nói.
Người phiên dịch đôi khi phải tự đấu tranh với việc có nên dịch chính xác tất cả những câu nói của khách chính hay không, vì không phải mọi lời nói đều dễ nghe và tốt đẹp. Họ phải cân nhắc cẩn thận chỉ trong một khoảng thời gian ngắn để tìm cách nói nhẹ nhàng hơn, tránh thái độ công kích, mỉa mai như những lời nói nguyên bản của khách chính. Phiên dịch viên không chỉ là cầu nối giúp cho hoạt động giao lưu, thương mại của bạn được trôi chảy mà còn là người giữ hòa bình cho 2 bên đối tác.
Thành ngữ có thể truyền tải rất nhiều ý nghĩa và khiến cho nội dung câu nói thêm phần sâu sắc, vì vậy có vốn thành ngữ rộng giúp cho việc phiên dịch dễ dàng hơn và để lại ấn tượng nhiều hơn vì sự hiểu biết của người phiên dịch. Nếu bạn thấy đồng tình với quan điểm như trên thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Phiên dịch viên phải thông thạo ngôn ngữ thì mới có thể chuyển thành ngữ từ ngôn ngữ này sang thành ngữ (hoặc câu nói) cùng ý nghĩa ngôn ngữ khác.
Là một người phiên dịch, mỗi khi xem phim hay xem các chương trình truyền hình nước ngoài với bản phụ, có lẽ không ít lần bạn bắt gặp họ bắt bẻ và cảm thấy khó chịu với trình độ dịch của những người biên tập. Với thói quen trau chuốt trong từng ngôn từ, phiên dịch viên khó mà hài lòng với những bản dịch phim thông thường, họ thà chọn cách xem không phụ đề hoặc tự mình phiên dịch lại còn hơn xem những bản dịch ngớ ngẩn, chứa đầy sạn.
Không phải ai cũng có được một trí nhớ tốt và kể cả là phiên dịch viên đi chăng nữa thì thỉnh thoảng họ vẫn quên từ ở một thời điểm không thích hợp. Họ vô tình quên mất đi từ cần diễn giải trong khi nội dung cuộc trao đổi đang trong thời điểm quan trọng, tình trạng này cũng thường xuất hiện với chúng ta, đặc biệt là trong một số tình huống khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng. Phiên dịch viên buộc lòng phải dịch liên tục và không được phép dừng lại, vì vậy, những người phiên dịch phải rất bản lĩnh và nhanh trí để tìm cách dịch khác gần sát với nghĩa ban đầu họ định dịch.
Nhắc đến công việc phiên dịch, mọi người thường nghĩ chỉ cần họ có năng khiếu và bỏ ra vài năm học ngoại ngữ là có thể thông thạo và ra ngoài làm việc. Nhưng trên thực tế, để có thể hiểu và nói trôi chảy ngôn ngữ mẹ đẻ, phiên dịch viên chuyên nghiệp đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và phải luyện tập hằng ngày, hằng tháng, thẩm chí hằng năm. Trong khi không phải người phiên dịch nào cũng có điều kiện đến những quốc gia nói loại ngôn ngữ mà họ đang theo đuổi và họ cũng không thể bỏ ra khoảng thời gian tương đương để thấm nhuần ngôn ngữ ấy. Cho nên có thể thấy rằng, trở thành phiên dịch viên không hề dễ dàng, họ phải nỗ lực gấp đôi người khác, phải thông minh và có khả năng nắm bắt nhanh thì mới có thể thành công trên con đường đầy khó khăn này.
Nhiều trường hợp thông dịch viên cảm thấy xấu hổ và ngại ngừng khi kể chuyện cười mà chỉ nhận lại những cái nhìn đầy ngơ ngác, không hiểu gì từ những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu như không sống và hiểu được ngôn ngữ gốc thì thật khó cho người đọc ở một đất nước khác hiểu được hàm ý và cảm thấy câu chuyện này hài hước. Đấy chính là nỗi khổ khiến phiên dịch viên không ít lần phải bối rối, chỉ muốn quay lại thời điểm khi họ chưa bắt đầu câu chuyện.
Việc sử dụng 2 hoặc nhiều ngôn ngữ cùng lúc dễ khiến phiên dịch viên rơi vào tình trạng nhầm lẫn, nói ngôn ngữ này bằng giọng và ngữ điệu của ngôn ngữ kia cho dù là phiên dịch viên lão luyện với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Việc đấu tranh để nói bằng ngôn ngữ chính xác là rất khó khăn, đòi hỏi người phiên dịch phải luôn tập trung và tỉnh táo để phân biệt được sự thay đổi nhanh chóng của người nói và người nghe.
Người phiên dịch trong thời kỳ hội nhập càng quan trọng bao nhiêu thì họ càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Họ đã trải qua những thăng trầm, những vất vả để hết mình với đam mê, với công việc. Vì vậy, những khách hàng thân thương của Người Phiên Dịch qua bài viết này chắc hẳn đã hiểu được phần nào nỗi khổ của ngành phiên dịch. Mong các bạn sẽ ngày càng tin tưởng đồng hành cùng chúng tôi – những phiên dịch chuyên nghiệp trên con đường thành công!