Bạn mong muốn trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp?
Bạn vừa tốt nghiệp đại học muốn hướng đến hình tượng phiên dịch viên chuẩn mực?
Bạn muốn apply vào vị trí phiên dịch viên cho công ty nào đó và lo sợ mình chưa đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng?
Thấu hiểu được điều đó, Người Phiên Dịch sẽ chia sẻ những chuẩn mực của một phiên dịch viên chuyên nghiệp để các bạn tham khảo và tự đánh giá khả năng bản thân!
Một phiên dịch viên chuyên nghiệp phải trang bị đầy đủ năng lực nghiệp vụ, bao gồm cả kiến thức và kỹ năng:
Thông thạo ít nhất 2 ngôn ngữ làm việc (working languges), bao gồm cả tiếng mẹ đẻ; có vốn hiểu biết sâu rộng, sử dụng thành thạo ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
Có kho kiến thức đồ sộ, biết rõ ít nhất là 3.500 từ để giao tiếp đa dạng các chủ đề và dễ dàng đọc các tài liệu, tác phẩm văn học.
Có vốn từ vựng chuyên môn về lĩnh vực đang phiên dịch như chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục…
Nắm bắt đầy đủ các quy tắc về mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp; ứng dụng một cách nhuần nhuyễn với tốc độ nhanh.
Sử dụng từ vựng chính xác; thể hiện câu cú rõ ràng, mạch lạc; mang đúng tinh thần và ý nghĩa mà người nói muốn truyền tải đến người nghe.
Hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ rườm rà kiểu “rằng, thì, là, mà…” hay lặp lại quá nhiều từ trong cùng một câu văn; vì như thế sẽ khiến câu chữ thiếu trau chuốt, không tự nhiên và tạo cảm giác khó chịu cho người nghe.
Am hiểu sâu sắc kiến thức văn hóa của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích bao gồm cả lịch sử, đời sống văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo… để tận dụng vào các buổi dịch.
Là những kiến thức sâu về chủ đề dịch. Trước khi tác nghiệp, người phiên dịch cần phải nghiên cứu thật kỹ để nâng cao tầm hiểu biết của mình về chủ đề sẽ tương tác.
Gồm kiến thức liên quan đến chủ đề dịch, thông tin diễn giả và những đại biểu quan trọng.
Nắm vững kỹ năng giao tiếp như tóm tắt, đơn giản hóa lời dịch khi cần thiết.
Dịch nói lưu loát, đúng phát âm, trọng âm, nhịp điệu hay ngữ âm, tốc độ tự nhiên, âm lượng vừa phải.
Diễn đạt vấn đề một cách mạch lạc, rõ ràng; câu từ chỉnh chu, hợp ngữ cảnh.
Nhạy bén trong nghe-hiểu, nhất là những từ mới, từ địa phương hay câu thành ngữ/ tục ngữ, tiếng lóng…
Có bản lĩnh trong việc ứng xử, truyền tải chính xác nội dung dịch; phải chịu trách nhiệm về nội dung mà mình đã dịch.
Tự tin: xuất phát từ thái độ, sự chuẩn bị kỹ, tìm hiểu trước chủ đề, đọc tài liệu, chuẩn bị sức khỏe, biết từ chối đúng lúc… tuy nhiên, không được tự phụ.
Có tính cách và giao tiếp đúng mực: lịch sự, nhạy bén, công bằng, khiêm tốn, bình tĩnh, hợp tác và xây dựng.
Kiểm soát cảm xúc, không nóng nảy.
Trung thành với ngôn bản (tức lời nói của diễn giả) và ý tưởng.
Thái độ của người phiên dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại; không thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ cá nhân vào lời dịch.
Tuyệt đối không quên mất vai trò, vị trí và trách nhiệm phiên dịch, không đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự.
Có trách nhiệm cao với công việc phiên dịch; nhẫn nại, kiên trì đồng thời có sự cầu tiến, không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện, trở thành một phiên dịch viên giỏi.
Thường xuyên thử sức với các vai trò phiên dịch khác nhau để nâng cao kinh nghiệm cũng như tiếp xúc với các mối quan hệ mới.
Có khả năng lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế; đồng thời phải có khả năng ghi nhớ từ mới, dễ dàng hiểu được các cấu trúc ngữ pháp.
Phiên dịch là nghề có sự cạnh tranh và đào thải cao tương ứng. Việc nắm bắt chuẩn mực cần có của một phiên dịch viên chuyên nghiệp giúp bạn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc cũng như từng bước xây dựng thương hiệu bản thân. Nếu bạn có mong muốn đồng hành cùng Người Phiên Dịch để đem lại thành công cho khách hàng thì liên hệ ngay nhé! Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp!